Thông Điệp

 

Caritas In Veritate – Yêu Thương Trong Sự Thật

 

của

Đức Thánh Cha Bin Đức XVI

 

gi

Các Vị Giám Mục,

Linh Mục và Phó Tế,

Tu Sĩ Nam Nữ

Tín Hữu Giáo Dân

Và Tất Cả Thiện Chí Nhân

Về Việc Phát Trin Toàn Vn Con Người

Trong Bác Ái và Chân Lý

 

Dẫn Nhập

 

1.         Yêu thương trong s tht được Chúa Giêsu Kitô chng thc bng đời sng trn gian và nht là bng cuc t nn và phc sinh ca Người, là lc đẩy chính yếu cho vic đích thc phát trin ca hết mi người và toàn th nhân loi. Yêu thương – caritas – là mt quyn lc đặc bit thúc đẩy con người đến ch mun can đảm và qung đại dn thân vào lãnh vc công lý và hòa bình. Yêu thương là mt quyn lc được bt ngun t Thiên Chúa là Tình Yêu Hng Hu và là Chân Lý Tuyt Đối. Mi người đều tìm thy s thin ca mình nơi vic gn bó vi d án ca Thiên Chúa đối vi h, để trn vn hin thc d án y, ch, nơi d án này, h tìm thy s tht, và nh vic gn bó vi s tht y h được tr nên t do (cf Jn 8:22). Bi thế, vic bênh vc s tht, vic khiêm tn và xác tín bày t s tht và vic làm chng cho s tht bng đời sng là nhng hình thc tt yếu và bt kh thiếu ca yêu thương. Tht thế, yêu thương thì “hân hoan trong s tht” (1Cor 13:6). Tt c mi người đều cm thy mt động lc bên trong thúc đẩy yêu thương mt cách chuyên chính: yêu thương và s tht không bao gi hoàn toàn loi b nhau, vì chúng là ơn gi được Thiên Chúa cy trong tâm trí ca hết mi con người. Vic tìm kiếm yêu thương và chân lý được Chúa Giêsu Kitô thánh ty và gii thoát khi tình trng bn cùng do nhân loi chúng ta mang đến cho nó, và Người mc khi cho chúng ta thy nơi tt c tm vóc ca nó cái khi động ca yêu thương cùng vi d án cho mt s sng đích thc được Thiên Chúa sa son cho chúng ta. Trong Chúa Kitô, yêu thương trong s tht tr nên Dung Nhan Bn V ca Người, mt ơn gi đối vi chúng ta trong vic yêu thương anh ch em ca chúng ta trong chân lý ca d án Người. Tht vy, Người chính là S Tht (cf Jn 14:6).

 

2.         Yêu thương là tâm đim ca giáo hun v xã hi ca Giáo Hi. Hết mi th trách nhim và hết mi cuc dn thân đều được sáng t bi giáo hun xut phát t yêu thương là tng hp toàn th L Lut như Chúa Giêsu dy này (cf Mt 22:36-40). Yêu thương là nhng gì cng hiến bn cht thc s cho mi liên h riêng tư vi Thiên Chúa cũng như vi tha nhân; nó là nguyên lý chng nhng ca các mi tiu liên h (vi bn bè, vi các phn t trong gia đình hay trong nhng nhóm nh) mà còn ca c nhng mi đại liên h na (nhng liên h v xã hi, kinh tế và chính tr). Đối vi Giáo Hi, được Phúc Âm hướng dn, thì yêu thương là tt c mi s, vì, như Thánh Gioan dy (cf 1Jn 4:8) và như tôi đã nhc li trong bc Thông Đip th nht “Thiên Chúa là Tình Yêu” ca tôi, hết mi s đều bt ngun t tình yêu ca Thiên Chúa, hết mi s đều được tình yêu hình thành, hết mi s đều hướng v tình yêu. Tình yêu là tng ân cao c nht ca Thiên Chúa ban cho loài người. Tình yêu là li ha ca Ngài và là nim hy vng ca chúng ta.

 

Tôi biết được nhng cách thc yêu thương đã và đang tiếp tc b hiu sai và b mt hết ý nghĩa, dn đến nguy cơ b dn gii lch lc, tách khi cuc sng đạo lý, và b coi thường bt c trường hp nào. Trong nhng lãnh vc v xã hi, pháp lý, văn hóa, chính tr và kinh tế – nhng môi trường dám b nh hưởng nht bi mi nguy him này – yêu thương d b loi tr đi như là nhng gì không thích đáng để dn gii và định hướng cho trách nhim v luân lý. Bi thế, cn phi liên kết yêu thương vi s tht, chng nhng theo th t ca chúng, như được Thánh Phaolô vch ra, v veritas in caritate – s tht trong yêu thương (Eph 4:15), mà còn theo th t ngược li và b túc cho nhau ca caritas in veritate – yêu thương trong s tht. Chân lý là nhng gì cn phi tìm kiếm, gp thy và th hin trong “công cuc” ca yêu thương, thế nhưng, v phn mình, yêu thương cũng cần phi được hiu biết, khng định và thc hành theo ánh sáng ca chân lý. Nh đó chúng ta mi chng nhng phc v cho yêu thương được soi động bi chân lý, mà còn làm cho chân lý tr thành kh tín, khi chng thc cái quyn lc thu phc và xác thc ca nó nơi hoàn cnh c th ca đời sng xã hi. Ngày nay đây không phi là mt vn đề nh, trong mt môi trường v xã hi và văn hóa đang tương đối hóa chân lý, thường ít lng nghe nó và cho thy càng ngày càng ngn ngi trong vic công nhn vic hin hu ca nó.

 

3.         Nh mi liên h cht ch này vi s tht, yêu thương mi được nhìn nhn như là mt biu l chân thc ca nhân loi và như là mt yếu t có tm vóc hết sc quan trng trong nhng liên h ca loài người, bao gm c nhng liên h có bn cht qun chúng. Yêu thương ch chiếu ta trong s tht, ch trong s tht yêu thương mi được sng mt cách chân thc mà thôi. S tht là ánh sáng cng hiến ý nghĩa và giá tr cho yêu thương. Ánh sáng đó va là ánh sáng ca lý trí vừa là ánh sáng ca đức tin, nh đó trí khôn mi đạt được s tht t nhiên và siêu nhiên ca yêu thương, ch, nó thu trit được ý nghĩa ca nó là mt tng ân, mt chp nhn và mt hip thông. Không có s tht, yêu thương thoái hóa thành nhng gì có tính cách cm tình. Tình yêu tr thành mt cái v rng không, mt cái v cn được làm đầy mt cách độc đoán. Trong mt nn văn hóa phi chân lý, thì đây là mt mi nguy cơ sng còn thách đố yêu thương. Tr thành mi ngon cho nhng cm xúc và ý nghĩ ch quan tùy ý, ch “yêu thương” đang b lm dng và bóp méo cho ti độ nó tr thành nhng gì phn ngược. S tht là nhng gì gii thoát yêu thương khi nhng giam cm ca mt th duy cm xúc làm cho nó ht hng đi nhng gì v liên h và xã hi, cũng như ca mt th duy tín làm cho nó mt đi bu khí nhân bn và vũ tr. Trong chân lý, yêu thương phn nh chiu kích tư riêng nhưng công khai ca nim tin tưởng vào Thiên Chúa ca Thánh Kinh, Đấng va là Agápe va là Lógos: Đức Ái và Chân Lý, Yêu Thương và Ngôi Li.

 

4.         Nh được đầy s tht yêu thương mi có th được hiu mt cách phong phú v nhng giá tr ca nó, nó có th được chia s và truyn đạt. Tht thế, s tht là lógos cái to nên diá-logos, và vì thế mi có vn đề truyn thông và hip thông. S tht, nh giúp cho con người nam n có th gt ra ngoài nhng ý nghĩ và cm tưởng ch quan ca mình, khiến h vượt ra ngoài nhng gii hn v văn hóa và lch s và cùng nhau thm định giá tr cùng bn cht ca các s vt. S tht hướng chúng ta v và liên kết lý trí ca chúng ta trong lógos ca tình yêu: đó là vic loan báo và chng t v yêu thương ca Kitô giáo. Trong bi cnh v xã hi và văn hóa hin nay, mt bi cánh có đầy nhng khuynh hướng mun tương đối hóa s tht, thì vic thc hành yêu thương trong s tht là nhng gì giúp cho con người hiu rng vic gn bó vi nhng giá tr ca Kitô giáo chng nhng hu dng mà còn thiết yếu cho vic xây dng mt xã hi tt đẹp cũng như cho vic thc s phát trin toàn vn con người. Mt Kitô giáo ca yêu thương phi s tht s tr thành mt th giao hoán không nhiu thì ít vi mt lot nhng cm tình tt lành, hu dng cho vic gn bó v xã hi, nhưng chng thích đáng bao nhiêu. Nói cách khác, Thiên Chúa s không còn ch đứng thc s nào na trên thế gii này. Không có s tht thì yêu thương b giam hãm vào mt lãnh vc hp hòi trng vng của các mi liên h. Nó b loi tr khi nhng d án và nhng tiến trình c võ vic phát trin con người tm mc toàn cu, trong cuc trao đổi gia kiến thc và hành động.

 

5.         Caritas là tình yêu lãnh nhận và tặng ban. Nó là “ân sủng” (cháris). Nó bắt nguồn từ tình Cha yêu Con trong Thánh Thần. Tình yêu từ Con mà đến với chúng ta. Nó là tình yêu sáng tạo, nhờ đó chúng ta mới hiện hữu; nó là tình yêu cứu chuộc, nhờ đó chúng ta mới được tái tạo. Tình yêu được mạc khải và hiện thực nhờ Chúa Kitô (cf Jn 13:1) và “tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm 5:5). Là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa, con người nam nữ trở thành những chủ thể của yêu thương, họ được kêu gọi để biến mình thành những dụng cụ của ân sủng, trong việc tuôn đổ tình yêu của Thiên Chúa cũng như trong việc đan kết các mạng lưới của tình yêu thương.

 

Cái động tính này của tình yêu thương được lãnh nhận và tặng ban là những gì làm xuất phát giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, đó là caritas in veritate in re sociali: việc loan truyền sự thật về tình yêu của Chúa Kitô trong xã hội. Giáo huấn này phục vụ cho tình yêu thương nhưng điểm tựa của nó là chân lý. Chân lý là những gì bảo trì và thể hiện quyền lực giải phóng của yêu thương trong các biến cố hằng đổi thay của lịch sử. Nó đồng thời cũng là chân lý của đức tin và của lý trí, cả ở những gì khác biệt cũng như đồng qui nơi hai lãnh vực tri thức này. Việc phát triển, tình trạng phúc lợi của xã hội, việc tìm kiếm một giải pháp thỏa đáng cho những vấn đề kinh tế xã hội trầm trọng đang bủa vây nhân loại, tất cả đều cần đến sự thật này. Cái mà chúng thậm chí cần hơn nữa đó là sự thật ấy cần phải được mến chuộng và chứng tỏ. Không có sự thật, thiếu lòng tin tưởng và yêu mến đối với những gì là chân thực thì không có vấn đề lương tâm và trách nhiệm xã hội, và hoạt động xã hội cuối cùng đi đến chỗ phục vụ những lợi lộc riêng tư và lý lẽ của quyền lực, mà hậu quả là tình trạng phân mảnh xã hội, nhất là trong một xã hội toàn cầu hóa ở những lúc khốn khó như hiện nay.

 

6.         “Caritas in veritate” là nguyên tắc được giáo huấn về xã hội của Giáo Hội căn cứ, một nguyên tắc mặc hình thức cụ thể theo những qui chuẩn chi phối hành động luân lý. Tôi muốn nói đặc biệt tới hai trong qui chuẩn này, hai qui chuẩn liên quan tới việc quyết tâm phát triển trong một xã hội càng ngày càng toàn cầu hóa, đó là công lý và công ích.

 

Trước hết là công lý. Ubi societas, ibi ius: hết mọi xã hội đều phác họa ra hệ thống công lý của mình. Yêu thương là những gì vượt ra ngoài công lý, vì yêu là cho, là cống hiến những gì là “của tôi” cho người khác; thế nhưng yêu thương không bao giờ thiếu công lý là những gì nhắc nhở chúng ta trao tặng cho người khác những gì là “của họ”, những gì thuộc về họ bởi hữu thể của họ hay hành động của họ. Tôi không thể “trao tặng” những gì là của tôi cho người khác nếu trước tiên không trao ban cho họ những gì liên quan tới họ trong công lý. Nếu chúng ta yêu thương người khác bằng charity, thì trước hết chúng ta là kẻ chân chính đối với họ. Công lý không phải là những gì ngoại tại với charity, không phải là một đường lối thay thế hay song song với charity: công lý là những gì bất khả phân ly với charity [1], và là nội tại cho charity. Công lý là đường lối nống cốt của charity, hay, theo lời của Đức Phaolô VI, “mức độ tối thiểu” của nó [2], một yếu tố trọn vẹn của một tình yêu thương “bằng việc làm và trong chân lý” (1Jn 3:18) như Thánh Gioan kêu gọi chúng ta. Ngược lại, charity cần đến công lý, ở chỗ nhìn nhận và tôn trọng những quyền lợi hợp lý của cá nhân cũng như của các dân tộc. Nó cố gắng xây dựng thành đô trần thế theo luâä lệ và công lý. Lại nữa, charity vượt trên công lý và hoàn trọn công lý theo lý lẽ của ban phát và thứ tha [3]. Thành đô trần thế này được cổ võ không phải thuần túy nhờ những liên hệ về quyền lợi và nghĩa vụ, nhưng ở một tầm mức thậm chí cao cả hơn và cốt yếu hơn nữa, nhờ ở những mối liên hệ có tính cách nhưng không, nhân hậu và hiệp thông. Charity luôn là những gì biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa nơi cả những liên hệ nhân loại nữa, nó cống hiến những giá trị về thần học và cứu độ cho tất cả những việc dấn thân cho công lý trên thế giới này.

 

7.         Một quan tâm quan trọng khác đó là công ích. Yêu thương ai tức là mong muốn thiện ích cho  người đó và thực hiện những gì hiệu năng để có được thiện ích này. Ngoài thiện ích của cá nhân còn có một thiện ích liên hệ tới cuộc sống trong xã hội, đó là công ích. Nó là thiện ích của “tất cả chúng ta” là thành phần bao gồm cá nhân, gia đình và những nhóm môi giới cùng nhau tạo thành xã hội [4]. Nó là một thiện ích được tìm kiếm không phải vì nó mà là vì con người thuộc về cộng đồng xã hội và là thành phần chỉ có thể thực sự và hiệu năng theo đuổi thiện ích của mình trong nó. Việc mong muốn công ích và nỗ lực tìm kiếm nó là những gì công lý và yêu thương đòi hỏi. Việc biện hộ cho công ích, một đàng, là những gì tỏ ra quan tâm về nó, đàng khác, muốn đích thân giúp cho tính chất phức tạp của những tổ chức có được cấu trúc cho đời sống của xã hội về phương diện pháp lý, dân sự, chính trị và văn hóa, biến nó thành pólis hay “thành đô”. Chúng ta càng nỗ lực để bảo toàn công ích tương hợp với các nhu cầu thực sự của tha nhân, chúng ta càng yêu thương họ một cách hiệu năng hơn. Hết mọi Kitô hữu được kêu gọi để thực hành tình yêu thương ấy, một cách tương xứng với ơn gọi của mình và theo tầm ảnh hưởng của mình trong pólis – thành đô. Đó là đường lối về cơ cấu tổ chức – chúng ta cũng có thể gọi nó là đường lối chính trị – của yêu thương, cũng tuyệt vời và hiệu nghiệm như loại yêu thương trực tiếp gặp gỡ tha nhân, ở bên ngoài việc dàn xếp về cơ cấu tổ chức của pólis – thành đô. Được tác động bởi yêu thương, việc dấn thân cho công ích có một giá trị cao hơn là giá trị có được bởi một vị thế thuần túy trần tục và chính trị. Như tất cả mọi cuộc dấn thân khác cho công lý, việc dấn thân cho công ích có một chỗ đứng trong chứng từ của đức ái thần linh mở đường vào cõi vĩnh hằng qua hoạt động trần thế. Hoạt động trần gian của con người, khi được yêu thương tác động và duy trì, là những gì góp phần xây dựng thành đô hoàn vũ của Thiên Chúa là mục đích cho lịch sử của gia đình nhân loại. Trong một xã hội đang càng ngày càng toàn cầu hóa thì công ích cùng với nỗ lực chiếm lấy nó không thể không có những chiều kích của toàn thể gia đình nhân loại, tức là, cộng đồng của chư dân và chư quốc [5], ở chỗ khuôn đúc thành đô trần thế này trong hiệp nhất và hòa bình, mang lại cho nó ở một mức độ nào đó một thứ ngưỡng vọng và một thứ tiền thân của thành đô bất khả phân chia của Thiên Chúa.

 

8.         Vào năm 1967, khi ban hành Thông Điệp Việc Phát Triển của Các Dân Tộc – Populorum Progressio, vị tiền nhiệm khả kính của tôi là Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã làm sáng tỏ đề tài quan trọng về việc phát triển của các dân tộc bằng ánh quang rạng ngời của chân lý cùng với ánh sáng dịu dàng của đức ái Chúa Kitô. Ngài dạy rằng đời sống trong Chúa Kitô là yếu tố thứ nhất và chính yếu của việc phát triển [6] và ngài ủy thác cho chúng ta công việc hành trình theo con đường phát triển bằng tất cả tâm can và toàn thể trí khôn của chúng ta [7], tức là bằng lòng nhiệt thành của yêu thương và đức khôn ngoan của sự thật. Chính sự thật nguyên khôi này về tình yêu của Thiên Chúa, ân sủng được ban xuống trên chúng ta, là những gì hướng cuộc sống của chúng ta tới việc trao tặng và làm cho nó có thể hy vọng cho một thứ “phát triển toàn thể con người và tất cả mọi người” [8], hy vọng về việc tiến bộ “từ những điều kiện kém nhân bản đến những tình trạng nhân bản hơn” [9], một tình trạng đạt được bằng cách thắng vượt những khó khăn bất khả tránh xẩy ra trong cuộc hành trình.

 

Ở một khoảng cách trên 40 năm từ khi ban hành bức Thông Điệp ấy, tôi muốn tỏ lòng tôn kính và vinh danh vị đại Giáo Hoàng Phaolô VI, bằng việc ôn lại các giáo huấn của ngài về việc phát triển toàn vẹn con người và góp phần vào đường lối đã được các giáo huấn ấy vạch định, để áp dụng chúng vào thời điểm hiện nay. Việc tiếp tục áp dụng này vào các trường hợp hiện đại được bắt đầu với Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis được Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II muốn ghi dấu 20 năm ban hành Thông Điệp Việc Phát Triển Của Các dân Tộc. Cho đến bấy giờ, chỉ có Thông Điệp Rerum NovarumTân Sự được tưởng niệm theo cách thức như thế thôi. Giờ đây lại 20 năm nữa qua đi, tôi muốn bày tỏ niềm xác tín của tôi là Thông Điệp Việc Phát Triển của Các Dân Tộc xứng đáng được coi là Thông Điệp “Tân Sự của thời hiện đại”, chiếu tỏa ánh sáng cho cuộc hành trình hướng tới mối hiệp nhất của nhân loại.

 

9.         Yêu thương trong sự thật – caritas in veritate – là một thách đố lớn lao cho Giáo Hội trong một thế giới đang được toàn cầu hóa một cách gia tăng và tràn lan. Cái nguy cơ cho thời đại của chúng ta đó là tình trạng liên thuộc theo sự kiện của dân chúng và chư quốc lại không ăn khớp với việc tương tác về đạo lý của lương tâm và trí khôn là những gì có thể làm phát sinh tình trạng thực sự phát triển của con người. Chỉ trong tình yêu thương được soi sáng bởi ánh sáng của lý trí và niềm tin, mới có thể thực hiện các mục đích phát triển có giá trị nhân bản và nhân bản hóa hơn. Việc chia sẻ những thiện ích và những nguồn lợi là những gì xuất phát việc phát triển thực sự, không được bảo đảm nguyên bởi sự tiến bộ về kỹ thuật và những liên hệ của tiện ích, mà là bởi khả năng của yêu thương thắng vượt sự dữ bằng sự thiện (cf Rm 12:21), mở ra con đường dẫn tới việc hỗ tương về lương tâm cùng với quyền tự do.

 

Giáo Hội không có những giải pháp kỹ thuật để cống hiến và không muốn “pha mình một cách nào đó vào lãnh vực chính trị của các Quốc Gia” [11]. Tuy nhiên, Giáo Hội có một sứ vụ về sự thật để hoàn thành, ở mọi lúc và mọi nơi, cho một xã hội hợp với con người, với phẩm giá của họ, với ơn gọi của họ. Không có sự thật, thật là dễ bị rơi vào một thứ duy nghiệm và nhãn quan ngờ vực về đời sống, không thể tiến tới mức hành động, bởi thiếu quan tâm tới việc nắm vững các thứ giá trị – đôi khi cả đến những ý nghĩa – là những gì cần được sử dụng để phán đoán và điều khiến nó. Việc trung thành với con người đòi phải trung thành với một chân lý tự nó là bảo đảm cho tự do (cf Jn 8:32) và triển vọng của việc phát triển toàn vẹn con người. Đó là lý do Giáo Hội tìm kiếm chân lý, không ngừng loan báo chân lý và nhìn nhận chân lý ở bất cứ nơi nào chân lý tỏ hiện. Sứ vụ về chân lý này là một sứ vụ không bao giờ Giáo Hội lại từ khước. Giáo huấn về xã hội của Giáo Hội là một chiều kích đặc biệt của việc loan báo này: nó là một thứ phục vụ cho chân lý gioải thoát chúng ta. Cởi mở trước chân lý, chân lý từ bất cứ ngành kiến thức nào, giáo huấn về xã hội của Giáo Hội lãnh nhận nó, ráp vào mối hiệp nhất những thứ phân mảnh thường chất chứa nó, và dàn xếp nó trong những mẫu sống liên lỉ đổi thay trong xã hội của chư dân và chư quốc [12].

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/encyclicals/documents/hf_ben-xvi_enc_20090629_caritas-in-veritate_en.html

 

Chương 1: Sứ Điệp của Thông Điệp về Việc Phát Triển của Các Dân Tộc

 

Chương 2: Việc Phát Triển của Con Người trong Thời Đại của Chúng Ta

 

Chương 3: Tình Huynh Đệ, Vấn Đề Phát Triển Kinh Tế và Xã Hội Dân Sự

 

Chương 4: Việc Phát Trin ca Con Người, Các Quyn Li và Nghĩa Vụ, Môi Trường

 

Chương 5: Việc Hợp Tác của Gia Đình Nhân Loại

 

Chương 6: Việc Phát Triển của Chư Dân và Vấn Đề Kỹ Thuật

 

Kết Luận